Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

17/04/2024 08:46
17-04-2024 08:46:00+07:00

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được niềm tin này.

Chủ tịch Fed Jerome H. Powell. (Nguồn: The Wall Street Journal)

Giới chức hàng đầu Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) cho biết cơ quan này nhiều khả năng sẽ phải trì hoãn cắt giảm lãi suất do lạm phát kéo dài cùng với diễn biến không thuận từ thị trường việc làm.

Theo phóng viên thường trú tại New York, phát biểu tại diễn đàn chính sách tại Trung tâm Wilson ở Washington D.C ngày 16/4 (giờ địa phương), Chủ tịch Fed Jerome H. Powell để ngỏ kịch bản Fed phải trì hoãn thời điểm cắt lãi suất.

Theo ông, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được niềm tin này.

Cùng ngày, tại Diễn đàn Nghiên cứu chính sách tiền tệ Quốc tế (IRFMP) tại Washington, D.C, Phó Chủ tịch Fed Philip N. Jefferson cũng phát đi thông điệp tương tự.

Ông cho rằng đã có bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống lạm phát, nhưng nhiệm vụ đưa lạm phát về ngưỡng 2% bền vững vẫn chưa đạt được và Fed cần chuẩn bị cho việc lùi thời điểm cắt giảm lãi suất nếu lạm phát còn nóng.

Lạm phát theo năm tại Mỹ đã giảm mạnh từ mức 9% xuống còn khoảng 3%, gần tiệm cận với mục tiêu của Fed. Tuy nhiên, lạm phát từ thời điểm đó giảm chậm.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 3 tăng 3,5%. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) - thước đo yêu thích của Fed, cũng tăng 2,7% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm 2023./.

Hoài Thanh

vietnamplus





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế toàn cầu hồi phục "đáng kinh ngạc" bất chấp các cú sốc lớn

IMF nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm nay lên 3,2%, tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách vẫn cần phải có những hành động quyết đoán để bảo vệ những...

Quỹ đầu tư Mỹ sắp đạt thoả thuận mua lại cổ phần tại chuỗi gà rán KFC Nhật Bản

Nikkei Asia cho biết quản lý quỹ tài sản Carlyle Group của Mỹ sắp mua lại KFC Holdings Japan, nhà điều hành chuỗi cửa hàng gà rán KFC tại nước này.

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98