Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

26/04/2024 09:25
26-04-2024 09:25:00+07:00

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ tiên tiến.

Công nhân làm việc trong nhà máy sản xuất dây buộc ở Huimin, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 22/11/2023. (Ảnh: THX/TTXVN)

Các nhà phân tích đã nâng dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay sau kết quả tốt hơn mong đợi trong quý đầu tiên.

Tuy nhiên, họ nhận thấy nhiều dấu hiệu hơn cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ phải vật lộn để thoát khỏi sức ép giảm phát.

Theo ước tính trung bình trong cuộc khảo sát của các nhà kinh tế của Bloomberg, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng 4,8%.

Con số này cao hơn so với dự báo tăng 4,6% trong cuộc thăm dò tháng trước và gần hơn một chút với mục tiêu khoảng 5% của chính phủ.

Các dự báo lạm phát cũng thấp hơn so với cuộc khảo sát hồi tháng 3/2024, cho thấy chi tiêu hộ gia đình đang suy yếu kéo dài sau sự sụp đổ của thị trường bất động sản.

Lạm phát giá tiêu dùng được dự báo ở mức trung bình 0,6% trong năm 2024, giảm so với mức 0,8%. Giá sản xuất dự kiến sẽ giảm với tốc độ trung bình 0,6%, gấp đôi dự đoán hồi tháng 3/2024.

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ tiên tiến.

Tuy nhiên, phần lớn sự phục hồi đến vào tháng 1-2/2024. Hoạt động tiêu dùng mất đà trong tháng 3/2024 và thị trường nhà ở suy yếu ngày càng trầm trọng, cho thấy những thách thức trong thời gian còn lại của năm 2024 có thể cần nhiều biện pháp kích thích hơn để giải quyết.

Theo 9 trong số 15 nhà kinh tế được khảo sát, thị trường bất động sản suy yếu là rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay. Trong khi đó 4 nhà kinh tế khác cho biết lạm phát thấp và tiêu dùng nội địa yếu là mối lo ngại lớn nhất.

Có sự chia rẽ tương tự về cách chính phủ nên ứng phó như thế nào, trong đó các biện pháp thúc đẩy đầu tư bất động sản đứng đầu danh sách, tiếp theo là tăng tốc chi tiêu công.

Một số điểm nổi bật được nêu trong cuộc khảo sát gồm dự báo trung bình về tăng trưởng GDP hàng năm trong quý 2/2024 được nâng từ mức 4,9% trong cuộc thăm dò trước đó lên 5,3%.

Xuất khẩu dự kiến sẽ tăng 3,4% trong năm nay, so với mức 3%. Triển vọng tăng trưởng nhập khẩu được duy trì ở mức 2,6%. Doanh số bán lẻ hiện được ước tính sẽ tăng 5,5% trong năm nay, so với mức tăng 5,7%.

Đầu tư tài sản cố định được dự báo sẽ tăng 4,8% trong năm 2024, so với mức tăng 4,6% đưa ra trước đó.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương nước này) được cho là sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 25 điểm cơ bản trong quý hiện tại, mức cắt giảm mà chưa được dự báo cho đến quý 3/2024.

PBoC dự kiến sẽ hạ lãi suất cho vay trung hạn 10 điểm cơ bản trước cuối tháng 6/2024, sau đó giảm thêm 10 điểm cơ bản trong quý 4/2024./.

Minh Hằng

Vietnamplus





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

AI bùng nổ, các trung tâm dữ liệu sẽ mọc như nấm ở châu Á trong năm 2024

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo bùng nổ thúc đẩy nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, các nhà đầu tư tư nhân và nhà quản lý tài sản trên khắp thế giới đã sẵn sàng...

EU cứng rắn với Trung Quốc về thương mại

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuyên bố Liên minh Châu Âu (EU) sẵn sàng sử dụng mọi công cụ để bảo vệ nền kinh tế, nếu Trung Quốc không mở cửa...

Maersk: Vận tải biển quốc tế gặp khó vì Houthi mở rộng phạm vi tấn công tàu hàng

Theo thông báo của Maersk gửi tới khách hàng được Thời báo New York đăng tải, các tàu vận tải hiện đối mặt với phạm vi nguy hiểm mở rộng, khiến việc giao hàng thêm...

Hậu COVID-19, 3 đại gia vắc-xin làm ăn ra sao?

AstraZeneca báo cáo lợi nhuận sau thuế 2.18 tỷ USD trong quý đầu tiên năm 2024, tăng đáng kể so với mức 1.8 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Đà tăng trưởng này có được...

Châu Âu và "ván cược" ngành chip lần hai

Từng là trung tâm của ngành chip toàn cầu những năm 90, châu Âu giờ đã tụt hậu đáng kể trong ngành so với Mỹ hay các nền kinh tế châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Warren Buffett: Thuế doanh nghiệp có thể tăng để giải quyết thâm hụt ngân sách

Tỷ phú Warren Buffett cho biết thuế doanh nghiệp tại Mỹ có thể sẽ tăng khi các nhà lập pháp tìm cách giảm thâm hụt liên bang.

Mỹ tạo ít việc làm hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3.9%

Nền kinh tế Mỹ có thêm ít việc làm hơn dự báo trong tháng 4/2024, chấm dứt chuỗi tăng trưởng việc làm mạnh mẽ trước đó - một yếu tố đã khiến Fed phải tỏ ra cẩn...

OECD nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới

OECD đã nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới, nhờ sự phục hồi mạnh của kinh tế Mỹ, trong lúc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tụt lại...

Sàn giao dịch điện nở rộ, thu hút nhà đầu tư

Thị trường điện châu Âu có những bước tiến tự do hóa xa hơn. Hợp đồng điện tương lai được giao dịch rộng rãi, ước tính có quy mô gấp bảy lần quy mô thị trường giao...

"Ông lớn" dược phẩm Pfizer với cái kết hậu COVID-19

Giám đốc tài chính của Pfizer bày tỏ hài lòng về mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ 11% của các sản phẩm không liên quan tới COVID-19 trong quý vừa qua của công ty...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98